Tâm Linh là gì?



Tâm linh là một khái niệm rộng, thay đổi theo hoàn cảnh, với nhiều sắc thái có thể cùng tồn tại. Thông thường, nó đề cập đến tiến trình tôn giáo tái khám phá dạng thức nguyên gốc của con người. Ngoài ra tâm linh còn là những hiện tượng kỳ bí, nằm ngoài phạm vi hiểu biết thông thường của con người như ngoại cảm, thần giao cách cảm, lên đồng, ma nhập, mộng du, bóng đè, thôi miên, chữa bệnh bằng tâm linh... mà khoa học không khám phá, giải thích và chứng minh được. Tâm linh còn là một loại hiện tượng tinh thần đặc trưng ở con người, biểu hiện ở một số người như là giác quan thứ sáu, có cơ sở là vết tích của "logic trực giác xuất thần" của loài động vật cấp thấp để lại trong quá trình phát triển thai ngườ
Ma nhập là niềm tin xuất hiện từ quan niệm vạn vật hữu linh có từ thời xa xưa, khi cho rằng mọi thực thể trong vũ trụ, dù là con người, động thực vật hay ngọn núi, con sông - đều có linh hồn điều khiển hành vi. Và một linh hồn mạnh mẽ hơn sẽ có khả năng "nhập" và điều khiển một linh hồn yếu ớt. Một số nhà dân tộc học cho rằng, vạn vật hữu linh và quan niệm ma nhập có vai trò gắn kết các cá nhân trong một nhóm xã hội, khi sự chia sẻ niềm tin siêu hình đóng vai trò chất keo kết nối, đồng thời tạo ra mối lo sợ có lợi cho đạo đức xã hội.

Ở mức cá thể, giới tâm lý học xem ma nhập là ví dụ điển hình của trạng thái ý thức phân ly. Nó có thể xuất hiện do sự kết hợp giữa các cảm xúc mạnh, điều kiện xã hội, ý muốn cá nhân, sự ức chế kéo dài và những hoạt động bất lợi của não dưới ảnh hưởng của một kích thích lặp kéo dài. Và một thay đổi đột ngột, dường như ma quái xuất hiện ở cảm giác, trí nhớ, cảm xúc, động cơ, cũng như ở hành vi tự điều khiển và cách cảm nhận thế giới bên ngoài.

Mộng du
Mộng du được coi là một biểu hiện của chứng rối loạn giấc ngủ (parasomnias), là những hành vi bất thường xảy ra trong lúc ngủ. Một số rối loạn phổ biến liên quan đến giấc ngủ là đái dầm, nói mớ và nghiến răng. Một cơn mộng du thường kéo dài từ vài giây cho đến nửa giờ. Người bị mộng du có thể mở mắt nhưng đôi mắt hoàn toàn vô hồn và biểu hiện trên khuôn mặt cũng trống rỗng. Nhìn họ giống như đã thức giấc nhưng những hành động lại vụng về kì quặc. Hành động của họ cũng khá đa dạng, có thể chỉ đơn giản như ra khỏi giường và đi loanh quanh trong nhà, đến phức tạp hơn như lái xe hoặc chơi một nhạc cụ.

Những người lớn mắc tật mộng du đa số đều đã từng bị mộng du khi còn nhỏ. Mộng du rất hiếm khi đột ngột xuất hiện ở tuổi trưởng thành, nếu có, đó là biểu hiện của những rối loạn khác. Trẻ em có khuynh hướng mộng du cao khi chúng bị mệt mỏi hay căng thẳng. Tác nhân gây mộng du ở người lớn cũng tương tự như vậy, ngoài ra còn do tác dụng phụ của một số loại thuốc, do rượu bia, hoặc do chứng sốt.

Ngoài mộng du, còn một hiện tượng rối loạn giấc ngủ khác các hành vi tình dục trong lúc ngủ (sleepsex hay sexsomnia).

Bóng đè
Bóng đè là hiện tượng rất phổ biến, thường xảy ra khi cơ thể rơi vào trạng thái ngủ. Nhiều tài liệu nói rằng khi mọi người ngủ có đến 40 % đã bị “bóng đè”. Nhưng nếu căn cứ vào các triệu chứng và thống kê tỷ mỉ với thời gian đủ lớn (thống kê cho cả đời người) thì phải đến trên 80% dân số đã trải qua trạng thái “bóng đè”- có điều, sau khi ngủ dậy, nhiều người bị rơi vào “quên” hoặc không chú ý nên không nhận ra.

Hiện tượng bóng đè tuy không có tổn thương thực thể, nhưng gây bức xúc về tâm lý. Bóng đè có thể diễn ra trong vài phút nhưng cũng có thể lâu hơn 30 phút. Sau khi kết thúc hiện tượng bóng đè, họ sẽ cảm thấy toàn thân mệt mỏi, rã rời và ướt đẫm mồ hôi. Bóng đè thường xảy ra trong giai đoạn cuối của giấc ngủ. Khi bị bóng đè thì bạn tạm thời bị bất động là do một cơ chế bảo vệ đã ngăn cản hệ vận động, không cho hệ thực hành mệnh lệnh của vỏ não đã ban ra trong giấc mơ. Nó giống như hệ thống rơle tự ngắt vậy.

Có người cứ ngủ đến khoảng nửa đêm là bị “bóng đè” không sao nhúc nhích được, cứ cố vùng vẫy thì lại càng bị 'giữ chặt'. Có những người bị rơi vào cảm giác như thấy mình bị rơi từ trên cao xuống vực, hoặc thấy bị ai đó bóp cổ, bị chó đuổi, rắn tấn công...muốn chạy mà không nhúc nhích nổi. Có người khi bị bóng đè cảm thấy như nghe có sức mạnh đè lên người mà không thể nào đẩy ra được, khó thở, có khi bị ảo giác nhìn thấy những hình ảnh khủng khiếp, hoặc nghe được âm thanh bí ẩn. Có người còn thấy hình như có ai đó đứng, ngồi bên cạnh hay cảm giác như bị đẩy ngã ra khỏi giường.

Thôi miên
Thôi miên, đó chỉ là một mảnh ghép trong một câu hỏi rộng lớn hơn rất nhiều: trí óc của con người hoạt động như thế nào? Chưa có gì đảm bảo rằng những nhà khoa học sẽ tìm ra lời giải đáp trong tương lai gần, bởi thế, đây vẫn là một bí ẩn chung. Thôi miên, theo tâm thần học, được định nghĩa như một trạng thái tinh thần được đặc trưng bởi trí tưởng tượng, sự tập trung và sự thư giãn được đẩy lên cao độ. Đối tượng được thôi miên – họ không phải là nô lệ của kẻ thôi miên, trái lại, ý chí của họ hoàn toàn độc ma nhap nha gi lập. Và họ thực sự không chìm vào trạng thái mơ màng – thôi miên chính là lúc sự tập trung của họ được đẩy lên cao nhất.

Ngoại cảm
Một số loại khả năng ngoại cảm chính, gồm có: Khả năng đọc được suy nghĩ của người khác (hay còn gọi là “thần giao cách cảm”). Khả năng quan sát thấy các sự kiện hay vật thể ở nơi khác (hay còn gọi là “thấu thị” hay “thiên nhãn thông”). Khả năng biết trước tương lai. Khả năng nhìn vào quá khứ xa xôi. Khả năng giao tiếp với người đã chết. Khả năng xác định được thông tin về một người hay địa điểm bằng cách chạm vào một vật thể có liên quan tới đối tượng cần tìm hiểu.

Những nhà ngoại cảm có bộ não bắt sóng tốt hơn những người khác. Loại sóng được nhắc đến ở đây là một loại sóng điện từ đặc biệt mà khoa học chưa phát hiện mộng du là gì ra. Sóng này lưu giữ những ký ức, hình ảnh của một người và nếu não người bắt được những sóng này sẽ cho phép các nhà ngoại cảm thấy được ít nhiều những ký ức đó.

Ngày nay, nhiều người tin vào lời lý giải mới của các nhà khoa học rằng ngoại cảm vượt ra ngoài thế giới vật chất thông thường. Nó tồn tại ở một không gian đặc biệt, hay còn được gọi là thế giới tâm linh - nơi vượt ra ngoài biên giới của những lý thuyết và định lý vốn có. Sự khác biệt về không gian và thời gian giữa thế giới vật chất thông thường và thế giới tâm linh cho phép con người đọc được suy nghĩ của người khác hay dự đoán về những sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai ở thế giới vật chất. Hiện tại chúng ta vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn sự tồn tại của khả năng ngoại cảm. Mỗi người đều có lý lẽ riêng để giải thích cho quan điểm của mình

Thần giao cách cảm
Linh cảm hay còn gọi là linh tính, thần giao cách cảm là giác quan thứ 6, nhờ nó người ta có khả năng tiếp nhận những thông tin từ khoảng không vũ trụ, từ thế giới vô hình. Linh cảm sớm mách bảo con người việc nên làm hoặc nên tránh. Rất tiếc nhiều người cố tình làm ngơ hay cưỡng lại những điều mách bảo của linh tính để khỏi hồi hộp, lo âu, ném chặt nó vào tiềm thức, và thế là cái vũ khí trời cho cổ xưa nhất để tự vệ, mà con vật nào cũng có, bị chôn sâu, lèn chặt và trở lên vô dụng.

Ngoài trí thông minh, sự khéo léo kỹ thuật, con người còn có những khả năng đặc biệt trong lĩnh vực thông tin từ xa. Đó là quan hệ giữa các cơ thể sống, là quan hệ của trường sinh học, có thể truyền từ xa, rất xa mà không bị cản. Trường sinh học ở dạng hào quang mang thông tin về con người phóng chiếu ra không gian vũ trụ để giao tiếp từ xa gọi là thần giao cách cảm.

Việc con người linh cảm, thấy trước sự việc là do hệ thần kinh thực vật nằm ở đáy não là cơ cấu của vô thức. Con người ta khi chết cơ cấu tiếp tục hoạt động lâu nhất chính là thần kinh phó giao cảm của hệ thần kinh thực vật. Chính thần kinh giao cảm (thần kinh thực vật) hoạt động trong giai đoạn đó và thần kinh phó giao cảm tiếp nhận thông tin ấy khi nhắc đến kỷ niệm xưa yêu quý thì người ta có thể tỉnh lại được.

Chữa bệnh bằng tâm linh
Theo nhiều Giáo sư ở Viện Hàn lâm khoa học Pháp cho biết, những thổ dân chữa bệnh không cần thuốc, như tại Philippin, nhiều nhà phẫu thuật đã dùng loại năng lực thuộc lĩnh vực tâm linh để giải quyết thành công các ca phẫu thuật. Có người cho rằng họ là con cháu của những người thuộc bộ lạc Kahyna đã mai một. Họ đã hòa tâm hồn vào vũ trụ cùng với biển cả bao la, lại không bị vật chất ràng buộc nên trí óc họ “sáng” và dễ thu nhận những sự kiện huyền diệu thuộc lĩnh vực tâm linh chan hòa trong vũ trụ tự nhiên.
Tâm Linh- Đa số cho rằng trừu tượng ko rõ ràng. Đây chính là điểm mù mà các thầy bói, đồng bóng, các nhà ngoại cảm, thậm chí một số người xây chùa tư để lừa gạt và trục lợi lòng tin của người khác. Nếu chúng ta khái niệm sai thì hành động cũng sai và kết quả không thể tốt được. Tâm = Trọng Tâm; Linh=Linh Hồn => Tâm Linh = Trọng Tâm Linh Hồn = Bản Chất Sự Sống ( Nếu Linh hồn không tồn tại thì loài người không cần nghiên cứu Tâm Linh để làm gì= Cả loài người không kể sắc tộc, màu da họ đều tìm kiếm về thế giới Tâm Linh, chúng ta có thể nhận ra, nếu nó ko có loài người không bao giờ tìm). Vì vậy bản chất Sự sống của chúng ta là Linh Hồn, xác thịt là nhà tạm, như cái áo thôi. Điều mà chúng ta cần biết là Linh hồn chúng ta đến từ đâu? sau khi chết Linh hồn sẽ đi đâu? Nếu không biết điều này thì sẽ lãng phí thời gian sống trên đất ngắn ngủi này mà thôi.
Từ e dè, nghi ngại lúc đầu đến nay, sau khoảng một hai thập kỷ, “Tâm linh” trở thành một từ thường xuyên dùng tới trên cửa miệng của nhiều người, có nội dung còn rất “tù mù”, phiếm định, vì vậy chúng ta cần “kiện nghĩa” khái niệm này trong chừng mực bao quát nhất có thể được.

Dù có ý thức rõ ràng hay không, chúng ta đều hiểu “tâm” như nguồn gốc phát sinh, như người đạo diễn ẩn diện, như nguyên lý động lực học của tư duy, tình cảm, ý chí, ham muốn… tóm lại của mọi hoạt động hay đời sống tinh thần.

“Linh” hay linh thiêng là tác dụng hay hiệu lực “vật chất” lên cuộc sống của con người hay tồn tại của vật thể. Tác dụng ấy hay hiệu lực ấy có cường tính không giới hạn nhưng cơ chế của nó lại nằm ngoài, thậm chí thường khi mâu thuẫn với kinh nghiệm hàng ngày, tri thức phổ biến, quy luật thực nghiệm và nguyên lý khoa học. Do đó “linh” thường làm ta hoang mang trước sự lựa chọn: hoặc thực kiện tai nghe, mắt thấy, hoặc, nói chung, tri thức mà ta đã tích tập.

Tâm Linh là cái Tâm phiếm hình nhưng lại có hiệu ứng Linh. Như vậy trong tiếng Việt ta xưa nay vẫn có một từ hoàn toàn tương ứng với cả nội hàm, cả ngoại diên của tâm linh, đó là Thần. “Biến hóa mạc trắc vị chi thần”, Thần ứng dụng cho cả người, cả cho vật, cả lúc sống, cả lúc chết, vì thế thật ra Thần minh định cho tâm linh rõ hơn, hay hơn bản thân khái niệm “tâm linh” nhiều, tiếc rằng lâu nay ta có thói quen sính từ mới nên quên mất “thần”.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *